Hiểu biết thêm về bệnh Sởi
Ngày đăng: 16:40:21 01/04/2025
Hiểu rõ giai đoạn ủ bệnh Sởi - Chủ động phòng chống lây lan

Sởi ủ bệnh như thế nào?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em. Một trong những yếu tố quan trọng trong sự lây lan của sởi là giai đoạn ủ bệnh – thời gian từ khi tiếp xúc với virus đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em. Một trong những yếu tố quan trọng trong sự lây lan của sởi là giai đoạn ủ bệnh – thời gian từ khi tiếp xúc với virus đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Hiểu rõ thời gian ủ bệnh giúp mọi người có biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn.

Giai đoạn ủ bệnh

Bệnh sởi thường diễn tiến qua ba giai đoạn chính:

Giai đoạn ủ bệnh: Đây là thời điểm virus xâm nhập vào cơ thể và nhân lên trong các tế bào miễn dịch. Người bệnh chưa có triệu chứng nhưng đã bắt đầu mang mầm bệnh.Giai đoạn khởi phát: Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng ban đầu xuất hiện như sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc và xuất hiện các hạt Koplik (những đốm trắng nhỏ trong niêm mạc miệng). Giai đoạn này kéo dài khoảng 2-4 ngày.Giai đoạn toàn phát: Phát ban đỏ xuất hiện từ mặt, lan xuống toàn thân kèm theo sốt cao, cơ thể suy nhược. Đây cũng là thời điểm người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 5-7 ngày, ban bắt đầu bay dần theo trình tự xuất hiện, để lại những vết thâm trên da. Lúc này, người bệnh dần hồi phục nhưng vẫn cần chăm sóc cẩn thận để tránh biến chứng.

Trong đó, thời gian ủ bệnh của sởi thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trung bình khoảng 10 ngày. Trong suốt thời gian này, người nhiễm virus chưa có triệu chứng rõ rệt nhưng đã mang mầm bệnh trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt khi tiếp xúc với những người chưa được tiêm phòng.

 

Cách phòng tránh hữu hiệu

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi là tiêm vắc-xin. Vắc-xin sởi được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường kết hợp với vắc-xin quai bị và rubella (MMR). Việc tiêm phòng giúp cơ thể tạo miễn dịch với virus sởi, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

Bên cạnh việc tiêm chủng, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay với nước rửa tay hoặc tắm với sữa tắm diệt khuẩn để loại bỏ virus, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, thường xuyên lau dọn, khử trùng bề mặt tiếp xúc cũng giúp hạn chế sự tồn tại của virus trong không gian sinh hoạt. Đặc biệt, hạn chế đến những nơi đông người trong thời gian dịch bệnh bùng phát cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus.

Ngoài ra, cần tăng cường hệ miễn dịch bằng cách có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất. Một chế độ ăn giàu vitamin A, C, E và các khoáng chất như kẽm, selen có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Bổ sung nước đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể.

Những người có dấu hiệu bệnh nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị kịp thời. Việc theo dõi các dấu hiệu biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy nặng, viêm não là rất quan trọng để can thiệp sớm, tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng cần nâng cao nhận thức về bệnh sởi, tránh tâm lý chủ quan hoặc thông tin sai lệch về tiêm chủng. Các bậc phụ huynh cần đảm bảo trẻ em được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

 

Nguồn thông tin từ Bộ Y tế

Phòng Kế hoạch tổng hợp đăng tin

Các tin khác