Triển khai công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị
Ngày đăng: 07:45:46 10/12/2019

Ngày 16/10/2019, lúc 08h00, Lãnh đạo Viện Pasteur TP.HCM cùng Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng chủ trì buổi làm việc về triển khai công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị, theo định hướng hoạt động chỉ đạo tuyến theo Thông tư số: 26/2017/TT-BYT ngày 26/06/2017 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và định hướng công tác chỉ đạo tuyến nâng cao năng lực chuyên môn cho các trung tâm CDC tuyến tỉnh/thành phố tại Hà Nội ngày 07/08/2019.

Tham dự tiếp đoàn gồm có:

Về phía Viện Pasteur Tp.HCM:

  • PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng
  • Hoàng Quốc Cường, Phó Viện trưởng
  • ThS. Hồ Vĩnh Thắng, phó trưởng khoa KSPNDB
  • ThS. Nguyễn Thị Thu Phương, Phòng KHTH
  • ThS. Hoàng Thùy Linh, Trung tâm hiệu chuẩn, kiểm chuẩn

Về phía Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng:

  • BSCKII. Trương Hoài Phong, Giám đốc Sở Y tế
  • BSCKII. Trần Văn Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính- Sở Y tế
  • BSCKII. Nguyễn Thị Lạc, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh
  • BSCKII. Đồng Tấn Hòa, Phó giám đốc Bệnh viện Sản Nhi
  • BSCKII. Võ Quang Hà, Phó giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh
  • Nguyễn Phương Tâm, Giám đốc Trung tâm TTGDSK
  • BSCKI. Nguyễn Văn Tới, Trưởng phòng KHTH BVCK 30/04
  • BSCKII. Hồ Quang Hồng, Giám đốc BVCK 27/02
  • Cán bộ Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế và các thành viên khác.

Tại buổi tiếp, PGS.TS. Phan Trọng Lân gửi lời cám ơn đến Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng đã dành thời gian họp, thảo luận về triển khai công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị.

Hoàng Quốc Cường trình bày về các cơ sở pháp lý và mô hình chung CDC toàn quốc, truyền tải các định hướng công tác chỉ đạo tuyến nâng cao năng lực chuyên môn cho các trung tâm CDC tuyến tỉnh/thành phố, nêu bật các trọng tâm trong công tác chỉ đạo tuyến tại khu vực phía Nam. Về lĩnh vực đạo tạo, TS. Hoàng Quốc Cường trình bày các chương trình đào tạo dài hạn (Tiến sĩ Khoa học Y sinh Tiến sĩ Dịch tễ học); các chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực cán bộ y tế tại khu vực phía Nam như an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm, kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học sàng lọc/ khẳng định HIV, an toàn tiêm chủng, tư vấn xét nghiệm HIV, thực hành tốt bảo quản vắc xin (GSP), thực hành lâm sàng tốt (GCP), quản lý chất lượng trong phòng xét nghiệm theo Quyết định 2429/QĐ-BYT, kiểm soát chất lượng và thẩm định phương pháp xét nghiệm định lượng, hiệu chuẩn thiết bị phân tích trong phòng kiểm nghiểm, kiểm nghiệm tạp chất liên quan, xây dựng và thẩm định quy trình phân tích. Về lĩnh vực hiệu chuẩn, kiểm chuẩn trang thiết bị y tế nhằm năng cao năng lực phòng xét nghiệm như: Hiệu chuẩn/kiểm định 15 loại thiết bị PXN: Tủ ATSH, nồi hấp tiệt trùng, máy ly tâm, tủ lạnh, nhiệt ẩm kế, nhiệt kế, máy xét nghiệm huyết học…Đo 10 thông số môi trường ảnh hưởng đến PXN: ánh sáng, hạt bụi… Ngoài ra, còn đề cập đến nâng cao năng lực phòng xét nghiệm về quản lý chất lượng: Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 17025, ISO 15189 và An toàn sinh học, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị tiêm chủng xây dựng kho bảo quản vắc xin đạt tiêu chuẩn GSP, hỗ trợ kỹ thuật về An toàn tiêm chủng, GSP.

Về lĩnh vực chỉ đạo tuyến tại Sóc Trăng, TS. Cường tóm tắt các hoạt động trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa bàn phụ trách như truyền thông, phối hợp Sở giáo dục và đào tạo phòng chống dịch bệnh tại trường học, phối hợp với Chi cục thú y trong phòng chống bệnh cúm A (H5N1 và H7N9). Phối hợp với Chi cục Hải quan, Cảng vụ Cần Thơ, Công an trong công tác kiểm dịch y tế. Xét nghiệm về cúm, tay chân miệng và Dengue được CDC Cần thơ thực hiện thường quy, thường xuyên tham gia ngoại kiểm. Tuy nhiên, trang thiết bị, máy móc chỉ đảm bảo duy trì, bảo dưỡng, chưa được hiệu chuẩn, kiểm chuẩn theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, thiếu hóa chất sinh phẩm trong công tác phòng chống dịch, hầu hết chỉ dựa vào chương trình mục tiêu y tế dân số.

Ý kiến của Sở Y tế Sóc Trăng:

BSCKII. Đồng Tấn Hòa, Phó giám đốc Bệnh viện Sản Nhi

  • Phân tích tình hình bệnh sốt xuất huyết chưa đồng bộ, nên đồng bộ để kiểm soát được dịch bệnh, qua đó hỗ trợ lâm sàng và giảm gánh nặng cho người bệnh
  • Bệnh viện rất quan tâm đến công tác phòng xét nghiệm, tuy nhiên còn yếu. Đề nghị Viện Pasteur TP. HCM hỗ trợ, phối hợp hướng dẫn để đến năm 2020 thông tuyến xét nghiệm cho các bệnh viện tỉnh.
  • Nghị định 36 về quản lý tài sản đã ban hành. Cần tổ chức lớp quản lý tài sản, trang thiết bị tỉnh Sóc Trăng, vừa tập huấn giám sát để mang lại hiệu quả

Phó Giám đốc Trung tâm HIV

  • Đề nghị Viện Pasteur TP. HCM tăng cường chỉ đạo tuyến về HIV để nâng cao hiệu quả về phòng chống bệnh HIV
  • Ngoại kiểm, nội kiểm vẫn triển khai

Tiến - Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm

  • Đề nghị Viện Pasteur TP. HCM hỗ trợ về dược lý, vi sinh, phòng sạch chuẩn vi sinh
  • Đề nghị Viện Pasteur TP. HCM hỗ trợ về chuyên môn và tư vấn GLP
  • Trung tâm đang trong giai đoạn đánh giá ISO nên có nhu cầu hiệu chuẩn.

BSCKII. Hồ Quang Hồng, Giám đốc BVCK 27/02

  • Bệnh viện 27/2 có chuyên khoa da liễu , tâm thần. Cần thành lập CDC, có cán bộ phụ trách hoặc cơ chế phối hợp để kiểm soát tốt phòng và điều trị bệnh.
  • Cần hỗ trợ đào tạo tư vấn xét nghiệm HIV, thủy đậu, tay chân miệng, quản lý trang thiết bị. Đề nghị tổ chức đào tạo tập trung tại Sở Y tế

BSCKII. Trần Văn Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính- Sở Y tế

  • SYT báo cáo trong vòng 10 năm nay thì hoạt động y tế dự phòng được ưu tiên, kinh phí sự nghiệp giao về sở quản lý: 5000đ/người dân, tuyến huyện 10.000đ/ người dân
  • Ưu tiên phòng chống số xuất huyết, lập kế hoạch chống dịch. Ủy ban phê duyệt chi ngân sách cho hóa chất phu diệt muỗi, truyền thông...
  • Chương trình mục tiêu y tế dân số, ngân sách địa phương đáp ứng theo quy định, giao các đơn vị dự toán, phòng Tài chính điều chỉnh phê duyệt cho phù hợp
  • Bệnh không lây nhiễm: đang trống về chiến lược chung, sẽ hoàn thiện sớm
    trong quá trình triển khai. Đề nghị Viện Pasteur TP. HCM có kế hoạch đối với hoạt động y tế dự phòng để Sở Y tế có kế hoạch về kinh phí.
  • Vấn đề tiêm chủng: có khó khăn trong việc đấu thầu vắc xin,
  • Quản lý trang thiết bị: Hiện nay, giá thu viện phí chưa cấu thành giá TTB và các chi phí bảo trì kiểm định liên quan. Có nhiều loại thiết bị dùng trong bệnh viện, cần có hướng dẫn quản lý: thiết bị đặc thù, thiết bị y tế cơ bản, thiết bị dân dụng khác dùng trong bệnh viện. Đề nghị Viện Pasteur TP. HCM tổ chức tập huấn định kỳ hàng năm, kiểm định hiệu chuẩn, tư vấn thanh lý hay dùng tiếp. Sở Y tế sẽ cân đối ngân sách để hỗ trợ các đơn vị đảm bảo chất lượng thiết bị y tế

Cũng tại buổi làm việc, BSCKII. Trương Hoài Phong, Giám đốc Sở Y tế Sóc Trăng đề xuất các hướng giải pháp cho công tác phòng chống dịch bệnh tại Sóc Trăng như dự trù kinh phí phòng chống dịch trong kế hoạch dự trù kinh phí hằng năm. Khảo sát nhu cầu về tập huấn an toàn sinh học, an toàn tiêm chủng trên địa bàn tỉnh nhằm phối hợp cùng Viện Pasteur TP.HCM triển khai tập huấn; đặc biệt, về lĩnh vực đạo tào nghiên cứu sinh cần nắm bắt nhu cầu để nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ trẻ tại khu vực phía Nam.

Cuối cùng, PGS.TS Phan Trọng Lân đưa ra các chiến lược phát triển CDC trong công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị. Tạo sự kết nối Viện Pasteur TP.HCM và các CDC/Sở Y tế thông qua các hoạt động chỉ đạo tuyến, trong đó nâng cao năng lực CDC tuyến tỉnh/thành phố thông qua các buổi chỉ đạo tuyến mang tính tổng hợp hoặc chuyên sâu 1 lĩnh vực, thành lập đoàn cùng các đơn vị liên quan trong công tác chỉ đạo tuyến nếu cần thiết. Nâng cao năng lực xét nghiệm thông qua các lớp tập huấn đào tạo, hướng đến chất lượng xét nghiệm kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị và quản lý chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn ISO trong các phòng xét nghiệm. Đào tạo nghiên cứu sinh nâng cao năng lực cán bộ y tế tại khu vực phía Nam.

Buổi làm việc kết thúc vào lúc 12h00 cùng ngày. 

 

 

Các tin khác