Tác giả: Hồ Thị Thiên Ngân
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch rửa tay khô rất tiện lợi. Những sản phẩm này đang được bán rất phổ biến trong các siêu thị, các cửa hàng,
Một số bệnh nhiễm qua bàn tay thường gặp như: tiêu chảy cấp, tả, lỵ, thương hàn, bệnh tay chân miệng, cúm, sởi, quai bị, rubella, bệnh đau mắt đỏ v.v… nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, kim, giun mốc, sán chó,, mèo…). Tình trạng kháng kháng sinh ở từ các cơ sở điều trị hiện nay được WHO khuyến cáo tuân thủ thực hành “Vệ sinh tay”.
Nước rửa tay khô thực sự chứa những thành phần gì? Có diệt khuẩn và làm sạch tay được không?
Dung dịch rửa tay khô là loại dung dịch rửa tay dạng xịt, hoặc dạng gel, khi sử dụng không cần rửa lại bằng nước thành phần chính của dung dịch rửa tay khô là:
- Cồn hoặc triclosan .
- Chất tạo mùi hương (Fragrance) nhân tạo chứa phthalates.
- Chất bảo quản có trong nước rửa tay khô (thường là paraben).
- Sodium laureth sulfate, sorbitol…
Hiệu quả nước rửa tay khô:
Nước rửa tay khô có chứa Cồn hoặc triclosan có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, được sản xuất dưới dạng xịt, hoặc dạng gel, đóng gói chai nhỏ (30ml -70ml) gồm nhiều mùi hương, thuận tiện mang theo bên người. Thường được sử dụng khi hoạt động ngoài trời, trước hoặc sau ăn, khi đi dã ngoại hay khi tay bị dính bẩn, nơi không có điều kiện dùng nước và xà phòng rửa tay…Một số trường hợp cũng được dùng để sát trùng vết côn trùng cắn hay sử dụng để làm giảm bớt những chỗ bị ngứa. Khi sử dụng không cần rửa lại bằng nước. Chỉ cần cho vào tay, thoa đều trong vòng 30 giây. Nước rửa tay khô chỉ làm sạch những vết bẩn vô cơ, loại bỏ mùi thức ăn, nhưng với những vết bẩn hữu cơ (dầu, mỡ…) thì bắt buộc phải rửa tay bằng nước sạchvà xà phòng mới có thể làm sạch tay.
Lưu ý: Không nên quá lạm dụng nước rửa tay khô, mà chỉ sử dụng như một biện pháp thay thế.
Nếu lạm dụng nước rửa tay khô, người dân sẽ gặp những nguy hại gì đến sức khoẻ?
Việc sử dụng nước rửa tay khô chỉ là biện pháp thay thế tạm thời. Nếu lạm dụng nước rửa tay khô sẽ gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn như sau:
- Cồn có trong nước rửa tay khô: Ngăn cản sự sản sinh dầu tự nhiên trên da, làm khô da tay, da tay có thể bị bong tróc, căng cứng. không thích hợp để dùng thường xuyên cho trẻ nhỏ, đồng thời nước rửa tay khô diệt vi khuẩn gây bệnh cũng diệt luôn các vi khuẩn có lợi bảo vệ da, làm giảm khả năng phòng vệ của da ...tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể, gây các bệnh về hô hấp và tiêu hóa.
- Nếu không chứa cồn, các sản phẩm rửa tay khô thường chứa triclosan – một chất diệt khuẩn mạnh thuộc nhóm kháng sinh, việc lạm dụng này, sẽ dẫn đến sự kháng kháng sinh.
- Mùi thơm nhân tạo có trong nước rửa tay khô có chứa phthalates có thể gây nguy hiểm khi hấp thụ vào da bé. Trẻ nhỏ rất dễ bị hấp dẫn bởi mùi hương của nước rửa tay khôvà tưởng lầm là có thể uống được. Nếu để bé tùy ý sử dụng hoặc ba mẹ lơ là, trẻ nuốt phải nước rửa tay khô có thể gây dị ứng, nôn mửa, viêm kết mạc, ho, dị ứng miệng. Trường hợp nặng hơn bị hôn mê, co giật…
Ngoài ra cần lưu ý đến việc bảo quản và hạn sử dụng
Vì vậy chúng ta cần nhớ: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng chống bệnh Nhiễm (CDC- Hoa Kỳ) khuyến cáo chỉ dùng nước rửa tay khô trong trường hợp không có nước và xà bông. Chỉ dùng nước rửa tay khô khi thực sự cần thiết, và sau đó nên dưỡng ẩm lại cho da tay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới việc “Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch có thể cứu sống và giảm tiêu chảy bằng gần một nửa và nhiễm trùng hô hấp cấp tính bằng gần một phần tư.
Thông điệp:
Để bảo vệ sức khỏe: Hảy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
Đăng bởi: Huy Phạm - TTĐT