Nguyên lý an toàn sinh học
Ngày đăng: 20:39:12 14/01/2014

Nguyên lý của an toàn sinh học là ngăn chặn các tác nhân vi sinh vật  lây nhiễm.Thuật ngữ "ngăn chặn" nghĩa là sử dụng các phương pháp an toàn, cơ sở vật chất và trang thiết bịđể quản lý các vật liệu truyền nhiễm trong môi trường phòng thí nghiệm. Các yếu tố trong việc ngăn chặn để bảo vệ nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường bên ngoài bao gồm kỹ thuật vi sinh an toàn, sử dụng trang thiết bị thích hợp an toàn  và cơ sở tiện nghi. Đánh giá rủi ro trong công việc đối với các tác nhân lây nhiễm cụ thể sẽ quyết định cùng với việc lựa chọn sử dụng các yếu tố ngăn chặn phù hợp.

Kỹ thuật thực hành  phòng thí nghiệm:

Yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn chặn là phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩnthực hành kỹ thuật vi sinh . Nhân viên phải có nhận thức về mối nguy hiểm tiềm ẩn khi làmviệc với các tác nhân lây nhiễm  hoặc các vật liệu có khả năng lây nhiễm. Nhân viên phảiđược đào tạo khi làm việc với tác nhân lây nhiễm, có kiến thức và  thực hành thành thạo các quy trình kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm và phải chịu trách nhiệm khi làm việc với bất kỳ các tác nhân hay vật liệu lây nhiễm. Lãnh đạo hoặc người phụ trách phòng thí nghiệmcó trách nhiệm hướng dẫn hoặc  đào tạo cho nhân viên trước khi thực hiện thao tác trong PTN.

Mỗi phòng thí nghiệm cần xây dựng sổ tay về an toàn sinh học  và quy định cụ thểtrong quy trình  thực hành  để giảm thiểu hoặc loại bỏ khi  tiếp xúc với các tác nhân nguy hiểm. Nhân viên phải được thông báo về tác nhân nguy hiểm đặc biệt và yêu cầu phải làm theo các quy trình thực hành cần thiết. Các nhân viên  nên tham khảo ý kiến với các chuyên gia an toàn sinh học.

Khi tiêu chuẩn thực hành phòng thí nghiệm  không đủ khả năng để kiểm soát các tác nhân  nguy hiểm đặc biệt thì cần có biện pháp bổ sung  . Lãnh đạo phòng thí nghiệm có trách nhiệm lựa chọn các biện pháp  bổ sung  phù hợp với các tác nhân nguy hiểm. Các biện pháp bổ sung có thể bao gồm thiết kế cơ sở tiện nghi phù hợp với  tính năng, thiết bị an toàn và kỹ thuật thực hành an toàn.

Thiết bị an toàn ( rào cản đầu tiên và thiết bị bảo vệ nhân viên)

Thiết bị an toàn bao gồm tủ an toàn sinh học ( BSC) và các thiết bị kiểm soát khác có khả năng loại bỏ hoặc giảm thiểu khi tiếp xúc với tác nhân nguy hiểm. Tủ an toàn sinh học là thiết bị chính để ngăn chặn khí dung lây nhiễm được tạo ra trong qua trình thao tác với tác nhân lây nhiễm. Thiết bị an toàn cũng có thể bao gồm các thiết bị bảo hộ cá nhân như găngtay, áo choàng, giầy kín mũi, mặt nạ, kính bảo hộ.Thiết bị bảo hộ cá nhân được sử dụng cùng với tủ an toàn sinh học khi thao tác với tác nhân lây nhiễm.

Cơ sở tiện nghi ( rào cản thứ hai)

 Thiết kế và xây dựng  cơ sở tiện nghi phù hợp sẽ tạo  một rào cản  bảo vệ những người làm việc bên trong và bên ngoài phòng thí nghiệm tiếp xúc với các tác nhân lây nhiễmđược  tạo ra từ phòng thí nghiệm. Lãnh đạo  phòng thí nghiệm có trách nhiệm cung cấp cơ sở vật chất phù hợp với chức năng của phòng thí nghiệm và cấp độ an toàn sinh học  đối với các tác nhân đang  sử dụng. Thiết kế cơ sở tiện nghi  trong phòng thí nghiệm bao gồm tách khu vực làm việc trong phòng thí nghiệm với khu vực hành chính, có nồi hấp tiệt trùng và phương tiện rửa tay trong phòng thí nghiệm.

 Khi tác nhân lây nhiễm tạo ra khí dung thì ở cấp độ an toàn sinh học càng cao thì khả năng ngăn chặn tác nhân thất thoát ra môi trường càng cao.

Cấp độ an toàn sinh học (BSL):

 Có bốn cấp độ an toàn sinh học kết hợp với các yếu tố về cơ sở tiện nghi phòng thí nghiệm, thiết bị an toàn và kỹ thuật thực hành phòng thí nghiệm. Sự kết hợp này phải phù hợp với chức năng hoạt động của phòng thí nghiệm.

Các nhóm tác nhân lây nhiễm kết hợp với phương thức lây truyền sẽ xác định công việc được tiến hành ở cấp độ an toàn sinh học nào.  Xem bảng 1: Tóm tắt cấp độ an toàn sinh học (BSL) theo nhóm tác nhân lây nhiễm

Bảng 1: Tóm tắt cấp độ an toàn sinh học (BSL) theo nhóm tác nhân lây nhiễm

BSL

Tác nhân

Tiêu chuẩn

thực hành

Thiết bị

an toàn

Cơ sở

tiện nghi

1

Gây ra những bệnh ở người trưởng thành, có khả năng miễn dịch

Tiêu chuẩn thực hành vi sinh

PPE: áo choàng, găng tay, khâu trang để bảo vệ khi cần.

Bàn làm thí nghiệm và bồn rửa

2

Gây bệnh ở người.

Đường lây truyềnqua da tổn thương,tiêu hóa, tiếp xúcniêm mạc

Giống BSL 1, cộng thêm:

  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân.
  • Có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sinh học:
  • Biện pháp phòng ngừa các vật sắc nhọn.
  • Khử nhiễm các chất thải
  • Sử dụng tủ an toàn sinh học và các thiết bị ngăn chặn vật lý khi tao tác với tác nhân lây nhiễm tạo ra khí dung.
  • Áo choàng, găng tay, khâu trang, kính mắt để bảo vệ khi cần
 

Giống BSL1, cộng thêm:

  • Nồi hấp tiệt trùng trong phòng xét nghiệm.

3

Các tác nhân có thể gây bệnhnghiêm trọng hoặc gây chết người qua đường hít .

Giống BSL2, cộng thêm:

  • Cần kiểm soát khi tiếp xúc với tác nhân.
  • Khử nhiễm với tất cả chất thải.
  • Khử nhiễm quần áo phòng thí nghiệm trước khi đưa ra ngoài.

 

  • Sử dụng tủ an toàn sinh học hoặc các thiết bị ngăn chặn vật lý khi thao tác với tất cả các tác nhân lây nhiễm.
  • Quần áo  bảo hộ, găng tay, khẩu trang,kính mắt và thiết bị bảo vệđường hô hấp khi cần.

Giống BSL2, cộng thêm:

  • Ngăn cách vật lý từ hành lang vào phòng thí nghiệm. Tạo luồng không khí âm trong phòng thí nghiệm.
  • Cửa phòng thí nghiệm đóng tự động.
  • Khí thái không tái tuần hoàn.

4

Các tác nhân nguy hiểm/lạ thường gây tử vong khi bị lây nhiễm và không có

vắc-xin phòng ngừa hoặc chưa có phương pháp điều trị.

Giống BSL3, cộng thêm:

  • Thay quần áotrước khi vào PTN.
  • Có vòi sen tắm ở lối ra.
  • Tất cả các vật liệu phải được khử nhiễm trước khi đem ra ngoài.
  • Tất cả các quy trình phải tiến hành trong tủ an toàn sinh học kết hợp với  áp suất dương và khí cấp phù hợp
 

Giống BSL3,cộng thêm:

  • Xây dựng khu vực biệt lập.
  • Hệ thống khí cấp, khí thải, chân không và khử nhiễm chuyên dụng.

Nguồn: http://www.cdc.gov/biosafety/publications/bmbl/BMBL.pdf.  Biosafety in Microbiogical and Biomedical laboratories 5th Edition

Các tin khác