Hội thảo Chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia
Ngày đăng: 18:20:34 31/08/2015
Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông - giai đoạn 2, ngày 13 tháng 8 năm 2015, Viện Pasteur Tp HCM đã tổ chức hội thảo "Chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm khu vực biên giới"

Mục tiêu: Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm tại khu vực biên giới Việt Nam (An Giang, Tây Ninh) – Campuchia ( Ta Keo, Svay Rieng ) nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh qua cửa khẩu.

Thành phần tham dự:

  • Lãnh đạo và cán bộ Viện Pasteur Tp.HCM;
  • Lãnh đạo và cán bộ Viện Pasteur Nha Trang;
  • Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tỉnh Khánh Hòa;
  • Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tây Ninh, An Giang;
  • Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tỉnh Tây Ninh, An Giang;
  • Các tỉnh biên giới Campuchia (Takeo, Svay Rieng): Lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Kiểm soát dịch bệnh, cán bộ kiểm dịch Y tế;
  • Điều phối viên Dự án khu vực.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại buổi hội thảo

Nội dung:

  • Tình hình các bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tình hình dịch bệnh Việt Nam (Mers – CoV, TCM, A/H7N9, Tả…);
  • Báo cáo công tác Kiểm dịch Y tế 6 tháng đầu năm 2015 tại Khu vực phía Nam;
  • Chia sẻ thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực biên giới:
    • Hoạt động Kiểm dịch y tế: khó khăn, thách thức của địa phương và công tác phối hợp tại cửa khẩu của tỉnh An Giang, Ta Keo, Tây Ninh, Svay Rieng.
    • Chia sẻ thông tin, phối hợp trong công tác giám sát bệnh truyền nhiễm qua biên giới tại một số nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông: Điều phối viên Dự án của khu vực ;
  • Thảo luận nhóm giữa các cặp tỉnh về Quy chế chia sẻ thông tin dịch bệnh, các biện pháp phối hợp đáp ứng dịch dịch khi xảy ra trên địa bàn 2 cặp tỉnh có chung biên giới:
    • An Giang (Việt Nam) và Takeo (Campuchia)
    • Tây Ninh ( Việt Nam ) và Svay Rieng (Campuchia)

Kết quả thảo luận nhóm: Đã xác định được các vấn đề sau:

  • Chỉ định Cán bộ đầu mối tại mỗi tỉnh để chia sẻ thông tin: tên, chức vụ, email, điện thoại, fax.
  • Nội dung thông tin báo cáo chia sẻ:
    • Thời gian báo cáo:
      • Định kỳ:
        • Báo cáo các trường hợp tử vong và hàng tháng / quý / năm. Các biện pháp được sử dụng để đáp ứng tình hình dịch bệnh .
        • Báo cáo tuần vào thứ ba / tuần.
        • Hàng tháng báo cáo qua email, vào ngày 15 / tháng.
        • Họp thường kỳ: Các cặp cửa khẩu (hàng quý) , Sở Y tế 2 tỉnh (1 lần / năm).
      • Đột xuất:
        • Phát hiện một ổ dịch có nguy cơ lây lan qua các cửa khẩu biên giới.
        • Báo cáo khẩn cấp (trong vòng 24h).
        • Phát hiện trường hợp nghi ngờ cư trú / đi du lịch ở các nước nơi dịch bùng phát xảy ra (theo thông báo của WHO) - phải kê khai tờ khai y tế (Ebola, MERS-CoV, A / H7N9 ...).
    • Hình thức báo cáo:
      • Sử dụng hình thức báo cáo của mỗi Quốc gia.
      • Ngôn ngữ: Tiếng Anh
    • Cơ chế phối hợp trong đáp ứng dịch bệnh:
      • Cách ly và chuyển bệnh nhân qua các cửa khẩu: phụ thuộc vào nơi các hành khách được phát hiện, bệnh nhân sẽ được cách ly tại cửa khẩu của nước đó và báo cáo tỉnh của nước bạn.
      • Hỗ trợ trong kiểm soát và phòng chống dịch bệnh:
        • Điều tra ổ dịch, giám sát, khử trùng, ... 
        • Hỗ trợ hóa chất, vận chuyển và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.
    • Cơ chế phối hợp, đáp ứng phòng chống dịch:
      • Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm.
      • Tổ chức diễn tập phòng chống dịch giữa 2 Quốc gia, lập kế hoạch dự trù kinh phí đề xuất ADB.

Kết luận:

  • Nội dung dự thảo của 2 cặp tỉnh trên sẽ tiếp tục được thảo luận, bàn bạc giữa Bộ Y tế của 2 nước, Sở Y tế của các tỉnh với sự hỗ trợ của BS. Rustam Muzafarov – Điều phối viên Dự án khu vực.
  • Tiếp tục hoàn thiện mẫu báo cáo trình lãnh đạo 2 cặp tỉnh để xin chủ trương và sớm đưa vào hoạt động.

BS. Hoàng Quốc Cường

 

Các tin khác