Thành phần tham dự:
- Lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Y tế và các đơn vị Trung ương; Lãnh đạo UBND tỉnh, các đơn vị y tế Sở Y tế, Bệnh viện, TTYTDP, TTTTGDSK, TTKDYTQT, TTPCSR …
- Đại diện các cơ quan báo đài khu vực phía Nam.
Hội nghị nhằm triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm 2017, nâng cao vai trò của chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch.
Tại Hội nghị có các bài báo cáo về tình hình dịch bệnh năm 2016, kế hoạch 2017 và đề xuất các giải pháp đáp ứng, chủ động giám sát phát hiện bệnh Zka và các giải pháp phòng chống khu vực phía nam (Viện Pasteur TP HCM), Phát hiện sớm .và các giải pháp phòng chống dịch khu vực Tây Nguyên (Viện VSDT Tây Nguyên), và báo cáo tham luận của các địa phương.
Hình 1: Toàn cảnh hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch khu vực phía Nam năm 2017
PGS. TS. Trần Đắc Phu nêu lên kết quả đạt được trong công tác phòng chống dịch 2016 là ngăn ngừa và khống chế không để các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập hoặc bùng phát thành dịch lớn. Riêng các bệnh dịch lưu hành được không chế về tỷ lệ mắc và tử vong, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực có dịch lưu hành, giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh,,, và nhấn mạnh các hoạt động trọng tâm thực hiện trong năm 2017.
PGS. TS. Phan Trọng Lân – Viện Trưởng Viện Pasteur Tp. HCM, báo cáo tại hội nghị.
Trong báo cáo khu vực phía Nam, PGS.TS. Phan Trọng Lân đã nhấn mạnh tình hình dịch Zika theo WHO đánh giá là thách thức lâu dài, đòi hỏi tăng cường hành động thiết lập kế hoạch đáp ứng dài hạn , liên tục. Với đặc điểm bệnh , tính nghiêm trọng của bệnh do virus Zika, nhận định vai trò quan trọng của hệ thống giám sát nhằm phát hiện ca bệnh Zika mới, phát hiện Zika trên muỗi, phân tích chủng virus phát hiện được. Giám sát Zika nhằm phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm Zika để tư vấn, theo dõi thai kỳ, phát hiện ổ dịch, chỉ điểm nơi nguy cơ cần xử lý. PGS.TS Lân đề xuất giải pháp phòng chống Zika năm 2017 tập trung cả 4 lĩnh vực: Giám sát, phòng ngừa (kiểm soát vecto, bảo vệ phụ nữ mang thai), chăm sóc (phụ nữ mang thai, đối tượng bị tác động bởi Zika), nghiên cứu…
Trong phần thảo luận, đại diện một số tỉnh thành đã đề xuất, giải pháp cho hoạt động giám sát bệnh, xử lý dịch, chế độ chính sách, ngân sách cấp hàng năm cho Y tế dự phòng, lộ trình xác nhập CDC….Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đã có những trả lời cụ thể cho các vấn đề do các đại biểu nêu lên.
GS.TS. Trần Thanh Long Thứ trưởng – Bộ Y tế - Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Kết thúc hội thảo GS. TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng – Bộ tế có chỉ đạo:
- Tâp trung nguồn lực hoạt động kiểm soát phòng chống dịch bệnh. Trong năm 2016 có hoạt động triển khai quyết liệt, giải pháp thành công trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, Zika ở khu vực phía nam.
- Nhiều mô hình triển khai, sự quan tâm của chính quyền địa phương.
- Dự báo tình hình dịch 2017, cần cảnh giác, phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, bệnh có khả năng xâm nhập Việt nam như: MERS-CoV,cúm A/H5N1..
- Tập trung giải quyết dịch bệnh đang lưu hành, bệnh liên quan đến CTTCMR, cũng như một số dịch bệnh khác cần được đánh giá Giải pháp phù hợp. kể cả một số bệnh lây nhiễm hiện cũng là gánh nặng bệnh tật.
- Đề nghị các địa phương hoàn chỉnh kế hoạch phòng chống dịch trình Uỷ Ban phê duyệt để huy động ban ngành khác cùng tham gia, đầu tư trang thiết bị …
- Các địa phương phải xây dựng kịch bản cho công tác phòng chống dịch bệnh khi chưa có ca bệnh, khi có ca bệnh, khi công bố tình trạng y tế khẩn cấp.
- Lưu ý trong tác đào tạo cán bộ y tế địa phương, giãm tử vong. (giống như mô hình đào tạo của bệnh viện Nhi đồng I)
- Triển khai cam kết kiểm soát muỗi lăng quăng tại hộ gia đình, cung cấp thông tin kịp thời cho người dân …
- Trách nhiệm công tác phòng chống dịch là của cấp uỷ, chính quyền địa phương, y tế có trách nhiệm tham mưu, cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh …
Hội nghị kết thúc tốt đẹp với tinh thần quyết tâm của chính quyền và y tế địa phương trong việc ứng phó với tình hình dịch bệnh trong khu vực.
Hồ Thị Thiên Ngân