Giám sát và phòng chống bệnh Sốt xuất huyết tại khu vực phía nam
Ngày đăng: 06:27:31 15/08/2016
HỘI THẢO LIÊN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ
TRONG GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI KHU VỰC PHÍA NAM
Bảo Lộc, ngày 12/8/2016
Tác Giả: Hồ Thị Thiên Ngân

Trước tình hình bệnh Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh lây truyền qua muỗi vằn, có tốc độ lây lan nhanh và khả năng gây dịch lớn. Theo tổ chức Y tế Thế giới, số mắc bệnh SXH đã gia tăng nhanh chóng trong 50 năm qua với 3,9 tỉ người sống trong vùng nguy cơ và 300 triệu người mắc bệnh hàng năm. Gần đây, SXH đã bùng phát thành dịch tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với số mắc và tử vong tăng mạnh so với những năm trước. Trước tình hình đó, ngày 5/8, Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công điện tăng cường phòng chống bệnh SXH đến Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trong cả nước.

Pgs. Ts. Phan Trọng Lân – Viện Trưởng Viện Pasteur Tp. HCM phát biểu khai mạc tại hội nghị.

Tại khu vực phía nam, dù số mắc bệnh SXH tích lũy đến nay cao hơn so với cùng kỳ năm 2015 nhưng số mắc trong 4 tuần gần đây nhất đã giảm so với năm 2015, đặc biệt là tại những tỉnh trọng điểm về SXH. Mặc dù vậy, SXH vẫn có dấu hiệu gia tăng cục bộ tại một số địa phương, trong đó có Lâm Đồng và tại đây – TP Bảo Lộc. Chính vì vậy, Viện Pasteur TPHCM đã tổ chức:

“HỘI THẢO LIÊN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ TRONG GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI KHU VỰC PHÍA NAM 12/08/2016”

Hội nghị hân hạnh đón tiếp gần 200 đại biểu lãnh đạo Cục Y tế dự phòng; phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục –Đào tạo Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo; Lãnh đạo Sở Y tế; Đại diện Sở Giáo dục đào tạo; Và các đồng nghiệp 20 tỉnh/thành phố khu vực phía Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo PGS. Tiến sĩ Phan Trọng Lân – Viện Trưởng VIện Pasteur Tp. HCM đã nhấn mạnh việc giá tăng ca mắc bệnh sốt xuất huyết là do:

  • Do hiện tượng El Nino,
  • do chu kỳ dịch tại những địa phương không có dịch SXH
  • do thiếu đầu tư,
  • do chủ quan trong công tác phòng chống SXH.

Hội thảo sẽ tập trung phân tích tình hình, xác định nguy cơ để có kế hoạch can thiệp kịp thời và hiệu quả, từ đó ngăn chặn dịch bùng phát trong năm nay tại khu vực.

Truyền thông phải đi đầu trong công tác phòng chống dịch. Bộ Y tế đã ký kết nhiều chương trình phối hợp liên ngành về truyền thông chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có ngành Giáo dục. Việc phối hợp Y tế - Giáo dục đã có truyền thông là chặt chẽ, mật thiết trong nhiều lĩnh vực.

 

Hội thảo đi sâu vào các báo cáo và tham luận:

  • Diễn tiến dịch tễ bệnh sốt xuất huyết Dengue khu vực phía nam 7 tháng đầu năm và giải pháp đề xuất. (Ts. Nguyễn Vũ Thượng Phó Viện trưởng trình bày báo cáo:
  • Truyền thông cộng đồng và TT phòng chống sốt xuất trong trường học 6 tháng cuối năm. (Bs. Hồ Thị Thiên Ngân – Viện Pasteur Tp. HCM)

Báo cáo tham luận:

  • Hoạt động truey62n thông phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng của ngành y tế - Tỉnh Tiền Giang.
  • Xây dựng mô hình điểm về truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống sốt xuất huyết trong trường học tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An 2015.

Tiếp theo là phần thảo luận của các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang …

Chủ Tọa Đoàn điều phối hội thảo thảo luận phiên toàn thể.

Riêng về công tác PCSXH, về mặt tổ chức, Bộ Giáo dục Đào tạo có thành viên trong Ban quản lý dự án SXH Quốc gia. Sở Giáo dục Đào tạo các tỉnh đều có thành viên trong Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế và Bộ Giáo dục có ký kết phối hợp công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe.

Ts. Nguyễn Trọng Hoàng – Phó Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Trung học phát biểu chỉ đạo đề nghị các Sở Giáo Dục Đào tạo, về triển khai kế hoạch TT trong trường học, cùng phối hợp ngành y tế trong việc triển khai   Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về CTYT trường học ký ngày 12/05/2016.

Ts. Nguyễn Trọng Hoàng – Phó Vụ Trưởng Vụ Trung Học – Bộ Giáo Dục Đào tạo phát biểu chỉ đạo phối hợp trong công tác PC bệnh Sốt xuất huyết

Những năm qua, kết quả nghiên cứu của Viện Pasteur TPHCM về các mô hình truyền thông phối hợp với nhà trường cho thấy mô hình này thực sự có hiệu quả trong công tác phòng chống SXH. Nhiều tỉnh đã ứng dụng, triển khai như

  • Tập huấn cho Giáo viên chủ nhiệm, trang bị kiến thức, kỹ năng.
  • (Có kết hợp) Dạy lại cho học sinh
  • (Và có kết hợp) Học sinh thực hành tại nhà, báo cáo lại với GVCN

Đánh giá các mô hình này cho thấy:

  • Các mô hình đều do y tế đưa ra. Giáo dục phối hợp. Tùy theo mức kinh phí mà tỉnh triển khai hết 3 hoạt động trên (trong dự án là chính), hoặc chỉ hoạt động 1 (như Huyện Xuyên Mộc - BRVT)
  • Về mặt tổ chức, chỉ dừng lại ở mức quy mô phường/xã hoặc cao nhất là mức quận huyện do Phòng Giáo dục quản lý và tham gia là chính.
  • Khó triển khai ở quy mô tỉnh do vướng nhiều thủ tục (Giáo dục tỉnh yêu cầu công văn chỉ đạo từ tuyến trên); vướng kinh phí (Không có mức chi cho các hoạt động này); vướng từ bản thân giáo viên (Quá tải chương trình học)

Đăng bởi: Phạm Huy - TTĐT

Các tin khác