Nguồn http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2017/pollution-child-death/en/
Dịch: Hồ Thị Thiên Ngân
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/3 đã công bố cho biết cứ trong 4 trẻ dưới 5 tuổi tử vongthì có một em tử vong có liên quan đến môi trườngô nhiễm. Các nguy cơ về môi trường như ô nhiễm không khí, hít khói thuốc thụ động, nguồn nước bẩn, thiếu vệ sinhđã làm 1, 7 triệu trẻ em tử vong hàng năm.
Báo cáo đầu tiên, có tên gọi Thụ hưởng một thế giới bền vững cho biếtBản đồ về sức khoẻ trẻ em và môi trường công bố phần lớn các nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi là tiêu chảy, sốt rét và viêm phổi. Những bệnh này có thể phòngngừa được bằng cách can thiệp làm giảm các nguy cơ về môi trườngnhư sự tiếp cận nước sạch và sử dụng nguyên liệu sạch trong đun nấu.
Tổng Giám đốc TCYTTG – TS. Margaret Chan nhấn mạnh "môi trường ô nhiễm gây chết người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ", bởi vì các cơ quan và hệ miễn dịch đang phát triển, cùng với cơ thể, và đường hô hấp bé nhỏkhiến trẻ rất dễ bị tổn thương với không khí và nước nhiễm bẩn.
Trẻ có thể bị phơi nhiễm các chất độc hại bắt đầu ngay khi trong thời kỳ bào thai và làm tăng nguy cơ sinh non. Thêm vào đó là khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm, và hít khói thuốc lá thụ động cả trong nhà lẫn ngoài trời sẽ làm gia tăng nguy cơ cao bị viêm phổi,bị các bệnh đường hô hấp mãn tính, như hen suyễn trong suốt cuộc đời. Tiếp xúc với không khí ô nhiệm còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư trong suốt cuộc đời.
5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi có liên quan đến môi trường
Một báo cáo đồng hành, có tên gọi:“Đừng làm ô nhiễm tương lai của tôi!” đề cập đến Tác động của môi trường đối với sức khoẻ của trẻ, đã cung cấp một cái nhìntoàn diện về tác động của môi trường lên sức khoẻ trẻ em và các mức độ thách thức. Báo cáo đã nêumỗi năm có:
- 570 000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vongvì các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, như viêm phổi liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, và vì hít khói thuốc thụ động.
- 361 000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy do không được tiếp cận nước sạch, vệ sinh cá nhân và nhà vệ sinh.
- 270 000 trẻ sinh non chết, sơ sinh chết trong tháng đầu mà có thể ngăn ngừa được thông qua việc tiếp cận với nước sạch, vệ sinh cá nhân và nhà vệ sinh, sự chăm sóc y tế, cũng như làm giảm ô nhiễm không khí.
- 200 000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do bệnh sốt rét mặc dù có thể phòng ngừa thông qua các hoạt động về môi trường, chẳng hạn như giảm các vật chứa nước nơi muỗi đẻ, bao phủ các dụng cụ chứa nước uống.
- 200 000 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các nguyên nhân không chủ ý liên quan đến môi trường như ngộ độc, té ngã và đuối nước.
Các mối đe dọa do môi trường đang diễn ra và sẽ xuất hiệntrong tương lai đối với sức khoẻ của trẻ em
Tiến sĩ Maria Neira, TrưởngKhoa Y tế cộng cộng, Các định tố môi trường và xã hội ảnh hửơng đến sức khoẻ, cho biết: "Ô nhiễm Môi trường gây hậu quả nặng nề đến sức khoẻ con em chúng ta. Đầu tư vào việc loại bỏ các nguy cơ về môi trường đối với sức khoẻ, chẳng hạn như cải thiện chất lượng nước hoặc sử dụng nhiên liệu sạch hơn, sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho sức khoẻ."
Ví dụ: Các mối nguy về môi trường đang nổi lên như chất thải điện và điện tử (như điện thoại di động cũ) được tái chế không đúng cách, khi bị phơi nhiễm các độc tố có thể làm giảm trí thông minh của trẻ, giảm tập trung, tổn thương phổi và ung thư. Việc tạo ra chất thải từ điện và điện tử được dự báo là sẽ tăng khoảng 19% trong giai đoạn 2014-2018,và sẽ lên đến 50 triệu tấn vào năm 2018.
Với sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ và mức độ cácbon điôxit đang tăng lên, làm tăng sự phát triển của phấn hoa có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ hen ở trẻ em. Trên toàn thế giới có 11-14% trẻ em từ 5 tuổi trở lên có các triệu chứng hen suyễn và trong số này có khoảng 44% có liên quan đến tiếp xúc với môi trườngô nhiễm. Ô nhiễm không khí, hít khói thuốc lá thụ động, và nấm mốc trong nhà và ẩm ướt làm cho bệnh hen nặng hơn ở trẻ em.
Báo cáo còn cho thấy trẻ em sống trong các hộ gia đình không có điều kiện tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh, hoặc bị ô nhiễm khói bụi do sử dụng các nhiên liệu bẩn, như than đá hay phân khô, để nấu nướng hoăc sưởi ấm, sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy và viêm phổi cao hơn thông thường.
Ngoài ra, trẻ cũng còn bị nhiễm các hóa chất độc hại qua thức ăn, nước uống, không khí và các sản phẩm xung quang chúng. Các chất như floride, chì và thuỷ ngân từ thuốc trừ sâu, các chất ô nhiễm kéo dài có nguồn gốc hữu cơ , và các chất khác trong quá trình sản xuất hàng hoá, cuối cùng chúng sẽ đi vào chuỗi thực phẩm. Mặc dù xăng pha chì đã được ngưng sử dụng gần như hoàn toàn ở tất cả các nước, tuy nhiên sự ô nhiễm chì từ trong sơn vẫn còn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Để bảo đảm mọi nơi an toàn cho trẻ:
Cần phải giảm ô nhiễm không khí trong và bên ngoài nhà, cải thiện nước sạch và vệ sinh cá nhân và cải thiện vệ sinh tại cơ sở y tế (bao gồm cả các cơ sở y tế nơi phụ nữ sinh con), bảo vệ phụ nữ mang thai tránh hít khói thuốc lá và xây dựng môi trường an toàn hơn, có thể ngăn ngừa tử vong và bệnh tật trẻ em.
Ví dụ, Chính phủ, cùng với các ngànhcùng nhau hành động để cải thiện những điều sau:
Nhà ở: Đảm bảo nhiên liệu sạch để sưởi ấm và nấu ăn, không có mốc hoặc mầm bệnh, loại bỏ các vật liệu xây dựng không an toàn và sơn có chì.
- Trường học: Cung cấp nhà vệ sinh và vệ sinh cá nhân, không có tiếng ồn, ô nhiễm, và dinh dưỡng tốt.
- Cơ sở y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh và nhà vệ sinh, và sử dụng nguồn điện năng đáng tin cậy.
- Quy hoạch đô thị: Tạo thêm không gian xanh, an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp.
- Vận tải: Giảm khí thải và tăng sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
- Nông nghiệp: Giảm sử dụng thuốc trừ sâu độc hại và không sử dụng lao động là trẻ em.
- Công nghiệp: Quản lý chất thải nguy hại và giảm sử dụng hoá chất độc hại.
- Y tế: Theo dõi các chỉ số sức khoẻ và giáo dục người dân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa về các tác động môi trường.
Theo Mục tiêu Phát triển Bền vững (The Sustainable Development Goals : SDGs) thì các quốc gia đang thực hiện một số mục tiêu hướng dẫn các biện pháp can thiệp sức khoẻ môi trường cho trẻ em, và chấm dứt tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2030. Ngoài Mục tiêu phát triển bền vững thứ 3 về bảo đảm sức khoẻ và hạnh phúc cho tất cả mọi người, các mục tiêu khác nhằm cải thiện nước sạch, vệ sinh, nhà vệ sinh, chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm không khí và giảm tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, vì tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em./.
Đăng bởi: Phạm Huy - TTĐT