Cập nhật câu hỏi đáp về rửa tay phòng bệnh chủ động
Ngày đăng: 07:15:01 05/04/2018

Tác giả: Bs. Hồ Thị Thiên Ngân

1. Trước khi ăn không rửa tay nguy hiểm thế nào?

Nếu không có thói quen rửa tay trước khi ăn, cơ thể sẽ dễ nhiễm các bệnh lây qua đường tiêu hoá như tiêu chảy cấp, tả, lỵ, thương hàn, bệnh tay chân miệng … và các bệnh liên quan nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, kim, giun móc, sán chó, mèo…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc rửa bàn tay bằng nước sạch và xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, giúp giảm 40% các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy và gần 25% đối với các bệnh liên quan đường hô hấp. Các bệnh như Cúm, sởi, quai bị, rubella, bệnh đau mắt đỏ v.v… ngoài cách lây trực tiếp qua hô hấp, còn có thể lây qua bàn tay nhiễm bẩn. Bàn tay có thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh hô hấp do sờ, cầm nắm đồ chơi, vật dụng có dính các giọt bắn của bệnh nhân hoặc nắm tay, bắt tay bệnh nhân. Nếu đưa bàn tay nhiễm bẩn lên vùng mặt mũi miệng, sẽ có nguy cơ lây bệnh.

Khi nhiễm bệnh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị ảnh hưởng, dễ có biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong.

Trong thực tế, rửa tay đơn giản với xà phòng tại những thời điểm quan trọng như: sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước khi ăn là cách đơn giản nhưng hiệu quả trong bảo vệ sức khoẻ cho cá nhân và gia đình.


Đội thực hiện tổ chức các hoạt động truyền thông rửa tay tại 38 trường tiểu học Tp. Long An – Huyện Bến Lức – Tỉnh Long AN

2.Trẻ vừa cầm đồ chơi vừa ăn sẽ nhiễm những vi khuẩn gì?

Đồ chơi hoặc đồ chơi chung của các trẻ có thể chứa mầm bệnh vi rút, vi trùng, nếu trong tập thể có trẻ mắc bệnh, do trẻ em có thói quen ngậm, mút, cắn đồ chơi. Việc trẻ vừa cầm đồ chơi, vừa đưa đồ chơi lên vùng mũi miệng trong tình huống đưa lên miệng ngậm, đưa tay lên mắt mũi miệng, hoặc trong khi ăn, sẽ khiến trẻ có nguy cơ nhiễm các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá, ký sinh trùng đường ruột, các bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ v.v…
Khi cho trẻ ăn, nên tập cho trẻ có thói quen ngồi trên ghế và rửa tay trước khi ăn, không vừa ăn vừa chơi sẽ dễ nhiễm nhiễm bệnh. Và quan trọng nhất và chủ động nhất là nên rửa hoặc ngâm xà phòng thường xuyên đồ chơi cho trẻ ít nhất 1 tuần/ lần.

Hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trong hoạt động tổ chức “Một ngày ngày làm nhà khoa học nhí “ tại Trường tiểu học tỉnh Long An.

3. Những vi khuẩn này gây nguy hại như thế nào đến sức khỏe của trẻ?

Các bệnh nhiễm qua trung gian bàn tay có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe doạ tính mạng cho trẻ xin liệt kê 1 số bệnh:

  • Bệnh tay chân miệng: hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, nên việc thực hiện rửa tay thường xuyên được xem là liều văc xin tự chế, bệnh thường gặp trẻ < 5 tuổi, dễ lây lang trong cộng đồng, những ca biến chứng nặng tập trung vào trẻ dưới 2 tuổi dễ gây tử vong.
  • Tiêu chảy cấp: trẻ tiêu chảy nhiều lần nên dễ bị mất nước, điện giải nếu không xử lý kịp cũng dễ tử vong.
  • Bệnh cúm: ảnh hưởng ở trẻ nhỏ, dễ đưa biến chứng viêm phổi nặng, trẻ cũng dễ bị tử vong. Đồng thời bệnh cũng có nguy cơ làm nặng hơn bệnh hen, bệnh phổi mạn tính sẵn có.
  • Bệnh sởi: Lây lan nhanh qua đường hô hấp, cũng là một trong nguyên nhân hàng đầu dễ đưa biến chứng viêm đường hô hấp trên, viêm phổi.
  • Quai bị là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu căn bệnh này không được chú ý thì có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm buồng trứng… có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của trẻ.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch có thể cứu sống hàng triệu người; rửa tay còn được xem là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí phòng bệnh.

Hàng năm, có đến 1,4 tỉ trẻ em tử vong do bệnh tiêu chảy hay viêm phổi. Bệnh nhiễm trùng gây tử vong 15% trẻ sơ sinh. Rửa tay với xà phòng là cách hiệu quả phòng ngừa những ca tử vong do tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng sơ sinh và các bệnh nhiễm trùng khác.

Để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ và gia đình, mọi người kể cả người lớn và trẻ em cần thực hiện:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch
  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước khi đưa tay lên vùng mắt, mũi, miệng.

 

Các tin khác